CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ THUẾ QUANG MINH
0987 519 016 - 0902 268 216

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2020 mới nhất từ tiền lương, tiền công.

31/12/2020

-

Admin

-

0 Bình luận

1. Căn cứ, mức tiền lương phải nộp thuế

1.1. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
* Các khoản giảm trừ gia cảnh.
* Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
* Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
1.2. Mức tiền lương phải nộp thuế
Người nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Tuy nhiên, không phải tất cả cá nhân đều phải nộp thuế, mà chỉ người có thu nhập tính thuế mới phải nộp thuế.
Hay nói cách khác, chỉ khi có thu nhập tính thuế > 0 thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Từ ngày 01/7/2020, khi Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có hiệu lực thì mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020 như sau:
Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế: mức cũ: 09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức mới: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm)
Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: mức cũ: 3.6 triệu đồng/tháng; mức mới: 4.4 triệu đồng/tháng

2. Công thức và các bước tính thuế thu nhập cá nhân
2.1. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức sau:
(1) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế được tính như sau:
(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn
2.2. Các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).

Sau khi tính được thu nhập tính thuế, để xác định được số thuế phải nộp (bước 6) đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế sau theo đúng đối tượng.

3. Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân
Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công áp dụng cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:
* Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên (đây là cách mà bài viết đang hướng dẫn).
Lưu ý: Cá nhân cư trú theo quy định của pháp luật thuế chứ không phải “cư trú” theo pháp luật cư trú.
* Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
* Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.

Hãy liên hệ ngay với Công ty CP Đại lý Thuế Quang Minh
Địa chỉ công ty: Chung cư CT4, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh trì, Hà Nội
Địa chỉ email: dailythuequangminh.cskh@gmail.com
Hotline:(+84) 0987 519 016 - 0902 268 216

TAGS :

Bình luận của bạn

TIN MỚI

Chi phí bồi thường do hủy hợp đồng được trừ

Chi phí bồi thường do hủy hợp đồng được trừ

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC 18/06/2014 của Bộ Tài chính : “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế 1....

29/10/2024 0
Hàng hóa xăng không được áp dụng ưu đãi tiền thuê đất

Hàng hóa xăng không được áp dụng ưu đãi tiền thuê đất

Căn cứ theo công văn số 3308/TCT-CS của Tổng cục Thuế ngày 30/7/2024 hướng dẫn: - Tại Khoản 2 và Khoản 4, Điều 15 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội quy định: “Điều 15. Hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư 2. Đối tượng được...

29/10/2024 0