CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ THUẾ QUANG MINH
0987 519 016 - 0902 268 216

Công văn số 38267/CT-TTHT

03/10/2020

-

Admin

-

0 Bình luận

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
 
Số: 12129/CT-TTHT
V/v: Chính sách thuế
  Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2017
 

 

Kính gửi: Cng thông tin điện tử - Bộ Tài chính

 

Cục thuế TP Hà Nội nhận được phiếu chuyển số 438/PC-TCT ngày 18/5/2017 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chính sách thuế đối với thư hỏi của Độc giả Nguyễn Thị Ánh (Địa chỉ: Từ Liêm, Hà Nội; Email: anhnt0511@gmail.com) do Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính chuyển đến. Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị đnh về thuế; sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng...

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các khoản tiền lương, tiền thưởng; chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thQuy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty...

2.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khon chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp...

2.16. Phn chi phí thuê tài sản c định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tin trước.

Đối với chi phí sửa chữa tài sản c định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.”

- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân:

- Tại Tiết đ.4 Điểm 2 Điều 2 hướng dẫn về các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

“đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.””

- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng:

+ Điều 14 quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

+ Điều 15 quy định về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

- Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định:

+ Tại Điều 2 định nghĩa về tài sản cố định hữu hình như sau:

“Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu  hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... ”

+ Tại Điều 3 hướng dẫn về tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau:

“Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản c định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không th hoạt động được, nếu thỏa mãn đng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

a) Chc chn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.”

Căn cứ quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời Độc giả như sau:

Về chi phí phát sinh trong giai đoạn chuyển chủ đầu tư: trường hợp doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi chủ đầu tư có phát sinh chi phí thuê tư vấn luật làm thủ tục chuyển đổi nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Về chi phí tiền điện thoại hàng tháng cho người lao động: trường hợp doanh nghiệp thực hiện khoán chi tiền điện thoại cho người lao động hàng tháng theo đúng mức quy định tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty nếu có đầy đủ chứng từ theo quy định thì hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và xác định là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

Trường hợp, doanh nghiệp chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

Về chi phí mua điện thoại: trường hợp Công ty mua điện thoại di động để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nếu thỏa mãn cả 03 (ba) tiêu chuẩn theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư số 45/2013/TT-BTC và đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 thì được trích khấu hao tài sản cố đnh để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thực hiện theo Điều 14 và Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.

Về chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng: trường hợp doanh nghiệp phát sinh chi phí cải tạo, sửa chữa văn phòng (văn phòng đi thuê) được quy định rõ trong hợp đồng thuê là bên đi thuê có trách nhiệm cải tạo, sửa chữa trong thời gian thuê thì chi phí cải tạo, sửa chữa lại văn phòng này được hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị Độc giả Nguyễn Thị Ánh liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Cổng thông tin điện tử - Bộ Tài chính trả lời độc giả Nguyễn Thị Ánh./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- T
ổng cục Thuế (để b/c);
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2)
.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG



Mai Sơn

Hãy liên hệ ngay với Công ty CP Đại lý Thuế Quang Minh
Địa chỉ công ty: Chung cư CT4, Khu đô thị mới Tứ Hiệp, xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh trì, Hà Nội
Địa chỉ email: dailythuequangminh.cskh@gmail.com
Hotline:(+84) 0987 519 016 - 0902 268 216

TAGS :

TIN MỚI

Hóa đơn điện tử lập trước ký sau thì ngày ký không được quá bao nhiêu lâu so với ngày lập. Nếu vậy có bị phạt lỗi xuất hóa đơn sai thời điểm không?

Hóa đơn điện tử lập trước ký sau thì ngày ký không được quá bao nhiêu lâu so với ngày lập. Nếu vậy có bị phạt lỗi xuất hóa đơn sai thời điểm không?

Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Thuế GTGT; Căn cứ Điều 5, điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ; Căn cứ Điều 8, Khoản 1 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật...

17/08/2024 0
Gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt (“TTĐB”) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước năm 2024

Gia hạn thời hạn nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt (“TTĐB”) đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước năm 2024

Ngày 17/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2024/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước năm 2024, với nội dung chính như sau: Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước Thời hạn gia...

17/08/2024 0
Gia hạn thời hạn nộp thuế trong năm 2024

Gia hạn thời hạn nộp thuế trong năm 2024

Ngày 17/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP (“Nghị định 64”) về việc gia hạn thời hạn nộp thuế Giá trị gia tăng ("GTGT"), thuế Thu nhập doanh nghiệp ("TNDN"), thuế Thu nhập cá nhân ("TNCN") và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định 64 có hiệu...

17/08/2024 0