Góp vốn điều lệ sai hình thức bị xử phạt như thế nào?
06/11/2020
-Admin
-0 Bình luận
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt và Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt thì
1. Các doanh nghiệp không sử dụng tiền mặt (tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành) để thanh toán khi thực hiện các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác.
2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:
a) Thanh toán bằng Séc;
b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;
c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, việc không được góp vốn bằng tiền mặt chỉ bắt buộc với nhà đầu tư là doanh nghiệp.
Như vậy nếu nhà đầu tư là cá nhân khi góp vốn vào các doanh nghiệp thì có thể góp bằng tiền mặt, không có quy định bắt buộc góp vốn phải qua tài khoản ngân hàng.
Nếu nhà đầu tư là doanh nghiệp góp vốn bằng tiền mặt là vi phạm quy định về góp vốn như đã đề cập đến ở trên. Và sẽ bị xử phạt theo Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, cụ thể là sẽ bị phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định thanh toán bằng tiền mặt.
Để tránh tình trạng bị xử phạt trong thời hạn góp vốn là 90 ngày theo quy định tại khoản 2, Điều 48, Luật Doanh nghiệp 2014 thì nhà đầu tư Việt Nam là doanh nghiệp nếu đã lỡ góp vốn bằng tiền mặt thì nên rút lại khoản tiền đã góp bằng tiền mặt sau đó chuyển khoản vào tài khoản vốn của công ty theo đúng quy định để tránh tình trạng bị xử phạt theo quy định trên.
Bình luận của bạn