Thuế TNCN đối với bảo hiểm chi trả cho nhân viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
29/10/2024
-Admin
-0 Bình luận
- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
+ Tại Khoản 2 Điều 2 quy định các khoản thu nhập chịu thuế:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.7) Các khoản lợi ích khác.”
+ Tại Khoản 2 Điều 8 quy định xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú
“2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công
b) Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
+ Tại Khoản 2 Điều 18 quy định căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
+ Tại Điều 7 quy định Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công
“Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 2, Điều 9 Thông tư này.
+ Tại Khoản 2 Điều 9 quy định các khoản giảm trừ
“2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty chi trả thêm cho người lao động một khoản tiền BHXH bắt buộc, BHYT do không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT theo quy định cho người lao động trong hợp đồng đã ký thì khoản chi trả này được xác định là một khoản lợi ích bằng tiền khác ngoài tiền lương, tiền công. Do đó, Khi Công ty chi trả khoản thu nhập này được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của kỳ chi trả.
Bình luận của bạn